Vấp Ngã Ngày Đầu, Thành Công Muôn Kiếp: Bài Học Nhớ Đời Từ Ngày Ra Trận! #ngàyđầugiànhận #kinhnghiệmđời #thànhcông #khởi nghiệp #bài họcnóng

## Vấp Ngã Ngày Đầu, Thành Công Muôn Kiếp: Bài Học Nhớ Đời Từ Ngày Ra Trận! #ngàyđầugiànhận #kinhnghiệmđời #thànhcông #khởi nghiệp #bài họcnóng

Ngày đầu tiên bước chân vào nghề nghiệp luôn là một dấu mốc đáng nhớ, khắc sâu trong tâm trí mỗi người. Với tôi, đó không chỉ là sự háo hức, tươi trẻ, mà còn là những bài học đắt giá, những vấp ngã mà nếu không trải qua, tôi sẽ không thể trưởng thành như ngày hôm nay.

Nhớ như in cái cảm giác hồi hộp, lo lắng khi đứng trước cơ hội đầu tiên trong sự nghiệp. Tôi đã chuẩn bị kỹ lưỡng, trau chuốt từng chi tiết nhỏ nhất, tự tin mình sẽ làm tốt. Thế nhưng, thực tế lại phũ phàng hơn nhiều so với những gì tôi tưởng tượng. Mọi thứ diễn ra không được suôn sẻ như kế hoạch, những sai sót bất ngờ xuất hiện khiến tôi bối rối, mất phương hướng. Tôi cảm thấy mình như đang đứng giữa một biển rộng mênh mông, không biết phải làm sao để vượt qua.

Cảm giác thất bại, tự ti cứ vây quanh tôi. Tôi tự trách bản thân sao lại thiếu kinh nghiệm, sao lại không lường trước được những rủi ro. Những lời góp ý, thậm chí cả những lời phê bình gay gắt từ cấp trên cứ văng vẳng bên tai, khiến tôi càng thêm chán nản. Tôi đã nghĩ đến việc từ bỏ, gạt bỏ tất cả và tìm một công việc khác, nhẹ nhàng hơn, ít áp lực hơn.

Tuy nhiên, sau những giọt nước mắt của sự thất vọng, tôi nhận ra một điều: thất bại không phải là kết thúc, mà là một cơ hội để tôi học hỏi và trưởng thành. Tôi bắt đầu nhìn nhận lại vấn đề, tìm hiểu nguyên nhân của sự thất bại, rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu. Tôi dành thời gian để nghiên cứu, học hỏi từ những người đi trước, trau dồi kỹ năng chuyên môn và cả những kỹ năng mềm cần thiết.

Qua những khó khăn, tôi nhận ra rằng sự chuẩn bị kỹ lưỡng là cần thiết, nhưng sự linh hoạt, khả năng thích ứng với hoàn cảnh mới mới là chìa khóa để thành công. Tôi đã học được cách quản lý thời gian hiệu quả hơn, cách giao tiếp và làm việc nhóm tốt hơn. Tôi cũng hiểu được tầm quan trọng của sự kiên trì, bền bỉ trong công việc.

Ngày đầu tiên trong sự nghiệp của tôi, dù không hoàn hảo, thậm chí có phần đáng quên, nhưng nó lại là một trong những ngày đáng nhớ nhất. Những vấp ngã, những bài học mà tôi rút ra từ ngày đó đã trở thành hành trang quý giá, giúp tôi vững bước trên con đường sự nghiệp của mình. Và tôi tin rằng, những kinh nghiệm này sẽ tiếp tục hỗ trợ tôi trong những chặng đường sắp tới. Mặt mũi nào chưa đánh đã thua, đúng không? Nhưng quan trọng hơn là, tôi đã biết cách đứng dậy sau mỗi lần ngã.

#bài họctuyệt vời #khởiđầusựnghiệp #lời khuyên #thành côngkhôngdễdàng #khôngphảilàkếtthúc

Những ngày nóng nhất Sài Gòn này, con người ai cũng vội vã hơn, suy nghĩ cũng căng thẳng hơn. Sếp vừa trao quyền cho tôi thử sức ở mảng mà tôi chưa có nhiều kinh nghiệm trước đó. Tôi vừa háo hức, vừa có chút áp lực. Rồi chợt nhớ lại những ngày đầu tiên đi làm, khi chính mình cũng từng bỡ ngỡ, cũng từng lao vào thử thách mà chẳng biết phía trước là gì. Nghĩ lại mà vừa hồi hộp, vừa biết ơn.

Thời điểm đó, khoảng 2015-2016, khi những người trẻ thế hệ 9x bắt đầu lập nghiệp xa nhà, loay hoay tìm hướng đi giữa muôn vàn lựa chọn. Đó là lúc chưa có AI, chưa có ChatGPT hay DeepSeek để tra cứu mọi thứ trong tích tắc. Khi Google Translate còn dịch ngô nghê, Excel là nỗi ám ảnh và những buổi tối cắm đầu vào sách vở, tài liệu mà không có ai “tóm tắt hộ” chỉ trong 3 giây. Ngay cả chuyện tìm việc làm cũng đầy gian nan, khi chưa có nền tảng tuyển dụng uy tín hỗ trợ như bây giờ. Việc kiếm một cơ hội phù hợp không chỉ dựa vào CV hay mà còn nhờ may mắn, quen biết và cả sự liều lĩnh tìm việc trước khi tốt nghiệp.

Một ngày đẹp trời, tôi nhận được một cuộc gọi: “Ở đây đang tuyển, thử gọi hỏi xem sao”. Không biết cơn khát việc nào như luồng điện chạy làm run cả người nhưng vẫn nhấc máy lên gọi điện xin gặp để ứng tuyển. Đặt được lịch hẹn, lật đật ăn mặc đàng hoàng báo với bố: “Bố con đi phỏng vấn nha”. Còn nhớ như in mắt bố ngạc nhiên bảo: “Giờ này hả con? Đi làm hả?”

Bước chân tới một tòa nhà cao to tầm 7 8 tầng, khang trang, sạch và thơm. Bấm thang máy lên lầu để gặp người cần liên hệ. Khi trò chuyện với nhà tuyển dụng, tôi thừa nhận mình chưa tốt nghiệp, chưa có kinh nghiệm gì cả. Nghĩ bụng: “Chắc rớt rồi!”. Vậy mà lại được nhận! Vui không kịp nghĩ, chỉ muốn gọi về nhà để khoe. Nhưng rồi…cánh cửa thang máy mở ra ở tầng hầm. Đúng. Ở tầng hầm.

Căn phòng ẩm mốc, còn mùi sơn mới chưa khô, xung quanh là tủ chất toàn những tập hồ sơ to, giấy tờ chỗ nào cũng có, bàn làm việc của tôi còn lỉnh kỉnh nào giấy tờ, máy tính chưa lắp, không có điện thoại bàn và còn có…cứt chuột. Nhưng lúc ấy, tôi không nghĩ nhiều. Tôi chỉ thấy vui vì đã có công việc, có thu nhập, ba mẹ không còn phải lo lắng cho tôi nhiều nữa.

Công việc không cần nói tới cũng quá đỗi mới mẻ, file excel thần thánh tới hơn chục sheet. Luật này luật nọ không sao nhớ hết, ngồi đọc luật cả tuần đến nỗi có thể ngủ gật bất cứ lúc nào. Đến khi làm 1 file excel đơn giản mà không dưới 20 lần làm sai số. Chắc Sếp lúc đó phải cảm thấy sai lầm khi tuyển lắm.

Nản không thể tả. Có lúc về nhà thức tới sáng để coi sai chỗ nào, luật áp dụng chỗ nào cho đúng, sáng mai lên nói chuyện với sếp làm sao. Làm sao để né sếp nữa!

Mỗi ngày, tôi đều tự nhủ: nếu chỉ sống một mình, buông bỏ hết mọi thứ, thì đời này hẳn đơn giản biết bao. Nhưng không, sống là phải có trách nhiệm—trách nhiệm với gia đình, với bản thân, với cả tương lai. Đời người chỉ có một, sống sao cho đáng. Ít nhất nếu có bỏ cuộc trong bất kì cuộc chiến nào cũng phải là cố hết sức, vậy mới đã.

Nghe thì cao siêu, nghĩ thì đẹp đẽ, nhưng thật ra chỉ có hai từ khiến phải làm tới cùng thôi – SĨ DIỆN.

Cứ tưởng sẽ như con cá lên bờ chịu không được sẽ chết sìn. Nhưng con người hay lắm, dù khó thế nào cũng sẽ nghĩ ra cách để sinh tồn thôi. Tôi và sếp chắc không ít lần tranh luận để tìm ra cách làm việc tốt nhất. Giờ nhớ lại phải cảm ơn vì sếp đã không sa thải tôi lúc đó.

Khi mới đi làm, ai cũng sẽ trải qua giai đoạn “bão tố” – khoảng thời gian mà ta không biết nhưng không dám thừa nhận, sếp nghĩ ta biết nhưng thực ra ta không biết. Sự kỳ vọng đôi khi là áp lực vô hình. Tất nhiên là không phải ai cũng vượt qua. Bằng chứng là đầy người mới vào đã không hợp, nghỉ, nhảy việc.

Tôi – cũng nhờ hai chữ sĩ diện mà lì đòn hơn. Nên thôi, cứ phải cố. Hỏi hết những gì mình không biết, từ sếp cho đến đồng nghiệp. Không những vậy, còn phải gọi đến các chỗ tư vấn luật miễn phí để rõ hơn nữa. Kỹ năng thu hút người khác chỉ dạy cho mình – có lẽ là điều tôi tự rèn được trong những ngày khó khăn đầu tiên của sự nghiệp. Điều tôi tự hào nhất là mình đã nhấc mông lên và làm điều gì đó thay vì buông xuôi.

Sau khi tôi nghỉ công việc cũ, xa rời tầng hầm trong vui vẻ nhìn lại khoảng thời gian đó cũng có chút rùng mình nhưng đây là nơi mà tôi học được những bài học vỡ lòng đắt giá nhất. Nên giờ hay đùa thích áp lực vì áp lực đôi lúc là động lực để chịu bắt tay vào làm một cái gì mới đó nghiêm túc, nhưng thật ra nó chỉ là tên gọi khác của sĩ diện thôi. Mặt mũi nào mà chưa đánh đã thua, phải không?

*Bài viết dựa trên chia sẻ và trải nghiệm cá nhân của tác giả

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *